Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy phát điện

Về cơ bản một máy phát điện được cấu thành từ các bộ phận gồm: Động cơ, Đầu phát, Hệ thống nhiên liệu, Ổn áp, Hệ thống làm mát, Hệ thống xả, Bộ nạp ắc-quy và Control Panel. Mỗi bộ phận đảm nhận một nhiệm vụ khác nhau, trong đó:

Động cơ: Là hệ thống cung cấp năng lượng cơ học đầu vào cho máy phát điện, năng lượng cơ học thông thường sử dụng nhiên liệu là xăng với động cơ có kích thước nhỏ, diesel, propan hay khí thiên nhiên với những động cơ có kích thước lớn.

Đầu phát: Gồm các phần tĩnh và các bộ phận có khả năng di chuyển được, chức năng chính là sản xuất ra điện thông qua các nhiên liệu cơ học được cung cấp. Điện được tạo ra khi có sự chuyển động tương đối giữa điện và từ thông qua quá trình làm việc chung giữa các bộ phận này với nhau.

Bộ phận cảm (Stata): là bộ phận tĩnh bao gồm các dây dẫn điện quấn quanh một lõi sắt và không có khả năng di chuyển.
Bộ phận ứng (Rato): là bộ phận có khả năng chuyển động được, qua đó tạo ra từ trường quay.
Ổn áp: Nếu động cơ là phần cung cấp năng lượng cơ học đầu vào thì ổn áp là phần có khả năng quy định điện áp đầu ra cho máy phát điện.

Hệ thống làm mát: Mỗi một máy phát điện luôn cần hệ thống làm mát để thông gió và thu hồi nhiệt, tuy nhiên việc lạm dụng hệ thống làm lạnh trong thời gian dài có thể làm nóng các thành phần khác của máy phát điện.

Hệ thống xả: Là nơi sẽ lọc khí thải thoát ra ngoài từ hệ thống của máy phát điện. Ống xả thường sử dụng các chất liệu là gang hoặc thép và được gắn với động cơ bằng một loại kết nối có khả năng giảm rung để hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra với hệ thống ống xả.

Hệ thống bôi trơn: Cũng giống như các động cơ khác thì máy phát điện cũng cần một hệ thống bôi trơn bằng dầu để giúp động cơ hoạt động êm ái và bền bỉ trong một thời gian dài.

Sản phẩm bạn quan tâm: máy phát điện 500kva